AI-Dentis mách mẹ cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách
Mẹ đã biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách chưa? Hãy tìm hiểu qua bài viết này cách chăm sóc răng miệng để dạy trẻ về sức khỏe răng miệng và khi nào nên đưa bé đi nha sĩ lần đầu.
1. Khi nào cần chăm sóc răng miệng cho trẻ?
Chăm sóc răng miệng cho trẻ nên được thực hiện ngay từ khi những chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên để trẻ có bộ răng khỏe mạnh. Răng sữa thông thường mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa trước khi lên 3 tuổi.
Răng sữa của trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và phát triển xương hàm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, răng sữa dễ bị sâu, viêm nhiễm và rụng sớm. Điều này có thể khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, gây khó khăn khi ăn nhai và phát âm.
Chú thích ảnh răng sữa trẻ em
2. Tác hại khi chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách
Đối với trẻ nhỏ, vệ sinh răng miệng mỗi ngày có thể gặp nhiều khó khăn do khả năng vận động và nhận thức về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng còn hạn chế. Trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể gặp phải các vấn đề răng miệng nghiêm trọng như:
Sâu răng: Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ở trẻ em. Chế độ ăn nhiều đồ ngọt, sữa và thức ăn còn tích tụ trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm tổn thương các tổ chức răng.
chú thích ảnh răng trẻ bị sâu
Viêm lợi: Vi khuẩn tấn công vào các mô nướu là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi, chảy máu chân răng. Trẻ có thể bị tụt lợi, viêm nha chu nặng và mất răng nếu viêm lợi không được xử trí kịp thời.
Lệch lạc răng: Vệ sinh răng miệng không đúng cách và các thói quen có hại như mút tay, cắn nắp chai… có thể gây ra tình trạng răng hô, răng khấp khểnh.
Hôi miệng: Các loại vi khuẩn có hại không chỉ khiến bé bị tổn thương men răng và nướu mà còn khiến khoang miệng bé có mùi khó chịu.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng không đúng cách còn có thể gây ra những tác hại khác cho sức khỏe của trẻ, chẳng hạn như:
Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: vi khuẩn trong mảng bám thức ăn có thể xâm nhập vào máu và gây viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp: miệng và vòm họng là các cơ quan cửa ngõ, dễ dàng tác động vào các cơ quan khác trong cơ thể. Trẻ không vệ sinh răng miệng đúng cách có nguy cơ cao mắc các bệnh như: viêm họng, viêm amidan,…
Ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa. Mảng bám thức ăn có thể gây khó tiêu, đau bụng,…
3. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách
3.1 Vệ sinh răng miệng
Để giúp trẻ có hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh ngay từ nhỏ, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ nên được thực hiện sớm ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Cha mẹ cần tập thói quen chăm sóc răng cho trẻ sớm giúp trẻ có hàm răng khỏe mạnh và phòng chống được các bệnh về răng miệng.
Ảnh trẻ được bố mẹ vsrm
Giai đoạn sơ sinh và chưa mọc răng
Ở giai đoạn này, nướu và lưỡi của trẻ là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn. Do đó, cha mẹ cần vệ sinh nướu lưỡi cho trẻ bằng khăn sạch với nước ấm 02 lần mỗi ngày hoặc sau khi bú sữa mẹ.
Trẻ bắt đầu mọc răng
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, cha mẹ cần sử dụng khăn sạch lau mặt trước và mặt sau của răng để loại bỏ thức ăn thừa và vi khuẩn.
Trẻ 1 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể sử dụng bàn chải đánh răng. Bố mẹ nên lựa chọn bàn chải dành cho trẻ em từ 1 – 2 tuổi và chải răng bằng nước sạch.
Trẻ 18 tháng tuổi
Trẻ 18 tháng tuổi đã có thể sử dụng kem đánh răng có chứa fluor hàm lượng thấp. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng lượng nhỏ kem đánh răng. Bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ biết nhổ kem đánh răng ra sau mỗi lần đánh răng.
Trẻ mầm non
Giai đoạn trẻ học mầm non bắt đầu học cách tự chăm sóc răng miệng. Bố mẹ cần hỗ trợ con chăm sóc răng miệng khi trẻ chưa có khả năng tự làm sạch.
Để giúp trẻ chải răng đúng cách, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ:
Chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm để làm sạch các bề mặt của răng.
Không nên sử dụng lực mạnh vì tổn thương men răng và nướu răng.
Thay bàn chải ba tháng một lần hoặc có dấu hiệu bị sờn lông bàn chải.
Hơn nữa, bố mẹ cũng nên tập cho con thói quen đánh răng chăm chỉ từ nhỏ. Việc chọn bàn chải đánh răng bé thích cũng giúp bé nhanh hình thành được thói quen tốt.
3.2 Chế độ dinh dưỡng
Răng miệng là bộ phận quan trọng của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ. Chế độ ăn uống khoa học góp phần cải thiện sức khỏe răng miệng cho trẻ. Chế độ ăn uống khoa học của trẻ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm:
Canxi giúp củng cố lớp men răng, bảo vệ ngà răng. Canxi có nhiều trong sữa, chế phẩm từ sữa, các loại hạt.
Chất xơ giúp tăng tiết nước bọt tự nhiên, chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Chất xơ có nhiều trong củ cải, bông cải xanh, táo, chuối, đậu phộng.
Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có hại cho răng, bao gồm:
Đường biến pH trong khoang miệng thành axit khiến men răng suy yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công.
Đồ uống có ga tạo điều kiện để vi khuẩn tiết ra nhiều axit và tấn công men răng.
Trái cây thuộc họ cam chanh, thực phẩm muối chua: có tính axit cao, dễ làm mòn men răng.
Thức ăn quá dai hoặc quá cứng dễ làm tổn thương răng và các tổ chức quanh răng.
3.3 Đưa trẻ đi khám răng định kỳ
Khám răng miệng định kỳ giúp bố mẹ có thể kiểm soát tình trạng sức khỏe hàm răng của trẻ. Đồng thời phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Từ đó, cha mẹ có thể có các phương án xử trí phù hợp và hiệu quả nhất.
chú thích ảnh trẻ khám răng nk AI Dentis
Trên đây là cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách. Hãy thực hiện các biện pháp này để giúp trẻ có hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh ngay từ nhỏ.
Để đặt lịch khám tại nha khoa AI-Dentis, bố mẹ vui lòng đặt lịch trực tiếp Tại đây. Hoặc liên hệ qua số hotline… để được tư vấn, hỗ trợ.