Đau răng khôn là chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bởi những cơn nhức răng kéo dài. Đau khi mọc răng khôn là do răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch ra má gây nhức, sưng tấy. Tùy vào tình trạng mọc của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định là nhổ răng khôn hoặc giữ lại khác nhau.Nếu răng khôn của bạn bắt đầu gây đau, có lẽ đã đến lúc bạn nên đi khám nha sĩ sớm nhất có thể.
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8( răng cối lớn thứ 3) là một trong số 32 răng của con người. Răng số 8 thông thường có cả ở hàm trên và hàm dưới, mỗi hàm có 2 răng. Những chiếc răng hàm này mọc cuối cùng trong miệng, nên thường không đủ khoảng trống để mọc lên, dẫn đến hiện tượng mọc ngầm, mọc lệch khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu…. Răng số 8 cần được chăm sóc và bảo vệ để giữ cho sức khỏe răng tốt và tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng.
2. Tại sao mọc răng khôn lại đau?
Do mọc răng khôn: Răng khôn mọc cần đâm xuyên qua nướu để lộ lên khỏi mặt nhai. Tuy nhiên răng khôn thường mọc ở lứa tuổi trưởng thành nên nướu của bệnh nhân không còn mềm dẻo như ở lứa tuổi trẻ em, do đó thường bệnh nhân thường cảm thấy đau dữ dội trong suốt quá trình này. Ngoài ra, đây là răng hàm mọc trong cùng khi đã trưởng thành nên diện tích của hàm dưới không còn phát triển được nữa dẫn đến dễ xô lấn, chèn ép vào các răng bên cạnh nên những cơn đau răng khôn thường nghiêm trọng hơn nhiều so với khi mọc các răng khác, thậm chí kéo dài nhiều ngày làm cho người bệnh không thể ngủ hay ăn uống được.
Do răng bị sâu: Răng khôn có vị trí mọc bất đối xứng với răng đối diện nên sẽ làm ảnh hưởng đến hàm và cản trở việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến sâu răng. Từ đó, gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến răng cối hoặc răng xung quanh. Để nhận biết dấu hiệu răng khôn bị sâu gây đau, bạn có thể quan sát: Những lỗ sâu có kích thước lớn nhỏ, màu nâu, đen hoặc ố vàng xuất hiện trên răng khôn. Răng khôn bị đau nhức, ê buốt tăng lên khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc thức ăn ngọt.
Do các bệnh và biến chứng của răng: Nếu răng khôn bị xô lệch hoặc mọc lệch đều có thể gây sưng, đau khi nhai hoặc cắn, đau hàm và khó mở miệng. Từ đó dẫn đến các bệnh về nướu vì vị trí và không gian của chúng khiến chúng khó làm sạch hơn. Không những vậy, khi răng khôn bị va chạm, nang có thể hình thành tại nang răng bị va chạm gây tổn thương ở răng và xương hàm.
3. Làm sao để răng khôn hết đau?
Đối với những cơn đau răng nhẹ khi răng khôn mới mọc. Và nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm đau nhanh hơn. Thêm vào đó bạn nên áp dụng thêm những phương pháp. Sử dụng đá chườm để giảm đau. Súc miệng với nước muối. Thường xuyên chăm răng miệng sạch sẽ. Đối với những cơn đau dữ dội, liên tục thì bạn nên đi nhổ răng số 8. Cách tốt nhất để loại bỏ cơn đau và tránh được tình trạng viêm nhiễm. Hoặc trong một số trường hợp, các biện pháp khắc phục tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời, việc quan trọng nhất là bạn cần phải đến khám nha sĩ và tiến hành nhổ bỏ chiếc răng đang gây phiền toái càng sớm càng tốt. Răng khôn có thể được nha sĩ nhổ bỏ trong phẫu thuật nha khoa hoặc tại bệnh viện bởi bác sĩ phẫu thuật nha khoa. Thuốc gây tê cục bộ sẽ được tiêm vào vùng bị ảnh hưởng để làm tê cơn đau khi phẫu thuật. Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ đi chiếc răng khỏi ổ răng. Hiểu rõ về việc đau nhức răng khôn, cách giảm đau cùng thực đơn ăn uống sẽ giúp bạn xử lý răng khôn khoa học. Là phòng khám nha khoa uy tín, AI Dentis tin rằng việc tiểu phẫu răng khôn với đội ngũ Bác sĩ hàng đầu, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có kinh nghiệm thực hành dày dặn sẽ làm bạn hài lòng. Bên cạnh đó, AI Dentis còn trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại như máy chụp phim Xray giúp khảo sát chính xác tình trạng răng khôn mọc, máy piezotome giúp giảm sang chấn khi nhổ răng và đặc biệt công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu PRF kích thích lành thương nhanh, giảm sưng đau. Nếu có bất cứ mọi thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi!