Răng khôn chắc hẳn là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi các triệu chứng gây khó chịu của nó. Khác với những vị trí răng khác trong khuôn hàm, răng khôn là răng mọc cuối cùng nên không còn đủ vị trí để mọc nên thường mọc sai chỗ ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định nhổ răng khôn trước khi nó gây ra các vấn đề nguy hiểm cho răng miệng.
Nhổ răng khôn là gì?
Nhổ răng khôn là một quá trình tiểu phẫu được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng để nhổ một hoặc nhiều răng khôn của bạn. Răng khôn là bốn răng vĩnh viễn mọc sau cùng ở độ tuổi trưởng thành, nằm ở góc trong cùng của hàm trên và hàm dưới. Răng khôn còn gọi là răng hàm thứ ba, là răng số 8 mọc cuối cùng ở độ tuổi vị thành niên cần phải được nhổ bỏ dựa trên khuyến cáo của nha sĩ.
Quy trình nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng khôn:
Trước khi đi đến phòng khám để thực hiện tiểu phẫu nhổ răng bạn nên liên hệ trước với bác sĩ hướng dẫn đi chụp phim X-quang. Thường thì bạn chỉ cần chụp phim panorama, bác sĩ sẽ phân tích phim trước khi nhổ xem vị trí của răng ở dưới nướu như thế nào để tránh ảnh hưởng đến xương và các dây thần kinh.
Sau đó, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên ăn nhẹ trước khi nhổ răng. Cuộc tiểu phẫu diễn ra tầm 20-30 phút và cũng sẽ mất máu ít nhiều tùy vào độ khó của từng ca. Vì vậy, nếu bạn để một chiếc bụng đói trước khi nhổ sẽ dẫn đến hiện tượng hạ huyết áp, cơ thể yếu và có thể bị ngất gây ảnh hưởng đến quá trình tiểu phẫu.
Khi người bệnh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về mặt sức khỏe thì sẽ được chỉ định nhổ răng khôn. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh, làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để đảm bảo yếu tố vô trùng trong quy trình nhổ răng khôn.
Gây tê vùng cần nhổ răng để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức trong quá trình điều trị, khi đó tinh thần của người bệnh cũng sẽ thoải mái và yên tâm hơn giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi.
Trong khi nhổ răng khôn:
Nha sĩ phẫu thuật răng miệng của bạn sẽ rạch một đường trong nướu, tạo ra các vật để làm lộ phần răng và vùng xương bên dưới. Bất kỳ xương nào chặn việc tiếp cận vào răng sẽ được loại bỏ trước khi nha sĩ phẫu thuật miệng chia răng ra thành các phần, điều này giúp cho việc nhổ răng trở nên dễ dàng hơn. Nhằm hạn chế gây tác động đến các mô xung quanh răng, việc chia nhỏ các mảnh sẽ giúp giảm chảy máu, giảm đau, giảm sưng và thời gian phục hồi sẽ diễn ra nhanh hơn.
Nha sĩ sẽ nhổ răng và dọn sạch mọi mảnh vụn còn sót lại xung quanh mép nướu hoặc xung quanh xương. Sau đó, vết thương sẽ được khâu lại. Tiếp đó, nha sĩ sẽ đặt miếng gạc lên vị trí nhổ răng để cầm máu và giúp đông máu. Tùy vào độ khó của răng khôn mà bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật tiểu phẫu khác nhau.
Sau khi nhổ răng:
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, dặn dò kỹ lưỡng những lưu ý và cách chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.
Tóm lại, nhổ răng khôn là cách tốt nhất để loại bỏ những khó chịu, phiền toán do nó gây ra. Với một nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao thực hiện đúng quy trình nhổ răng khôn, đúng kỹ thuật và thao tác thì chắc chắn sẽ giúp bạn có ca tiểu phẫu an toàn, đạt kết quả tối ưu nhất. Đồng thời đừng quên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng sau nhổ răng để tránh xa những biến chứng không mong muốn