Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn rất cần thiết với những trường hợp mọc lệch, bị sâu,.. để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của mọi người. Tuy nhiên, trước khi nhổ răng, nhiều người vẫn băn khoăn về một số biến chứng sau khi nhổ răng khôn. Vậy những biến chứng nào có thể xảy ra, làm sao để phòng ngừa hiệu quả và làm cách nào để chăm sóc răng sau khi nhổ răng khôn giúp vết thương nhanh hồi phục, không gây ra biến chứng? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết hữu ích sau đây của AI Dentis!
Các biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng
- Nhiễm trùng: Sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần thực hiện vệ sinh răng miệng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bất cứ một tác động nào lên vết thương, kể cả việc súc miệng mạnh cũng có thể dẫn tới nhiễm trùng. Một số biểu hiện của nhiễm trùng có thể kể đến như đau sưng ở vị trí vừa nhổ răng, rỉ ra dịch màu vàng hoặc trắng, người bệnh có thể bị sốt.
- Vết thương lâu lành: Thông thường, đau răng sau khi nhổ chỉ diễn ra tầm 1-2 ngày. Nếu bạn cảm thấy cơn đau vẫn kéo dài sau 2 ngày thì có thể do bạn chưa vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến đồ ăn mắc trong ổ răng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Không lâu sau cũng sẽ dẫn đến nhiễm trùng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của mình. Khi cảm thấy đau quá 2 ngày thì hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
- Tổn thương dây thần kinh: Người bệnh bị tổn thương dây thần kinh dẫn tới mất cảm giác, tê hàm vĩnh viễn. Thông thường rất ít trường hợp bị tê hàm vĩnh viễn nhưng vẫn nên đi khám sớm nếu tình trạng tê liệt kéo dài.
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Để tránh những biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân hãy làm theo chỉ định của bác sĩ như:
Khi vừa nhổ răng xong: Cắn gạc tại chỗ trong vòng 30-45 phút sau nhổ răng. Khi thuốc tê tan, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ và chảy máu nhẹ có thể kéo dài 1 hoặc 2 ngày. Hiện tượng sưng má và có thể thấy xuất hiện một khối máu tụ là điều bình thường. Bệnh nhân nên chườm túi nước đá lên má ngay sau khi nhổ, chắc chắn sẽ giảm đau, sưng. Sau đó uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê sẽ chống lại cơn đau có hiệu quả.
- Sau khi về nhà:
- Giảm đau
Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm đau, bệnh nhân cần tuân thủ việc uống thuốc theo đúng quy định. Thông thường, tiểu phẫu nhổ răng bình thường sẽ ít đau hơn nhổ răng khôn.
- Giảm sưng
Sau khi nhổ răng, bên má tại vị trí nhổ sẽ bị sưng. Ngày đầu, bệnh nhân cần chườm túi lạnh ở ngoài môi, má tại vị trí tương ứng. Lưu ý chỉ nên chườm khoảng 15 phút một lần và túi lạnh nên để trong ngăn mát tủ lạnh. Những ngày tiếp theo, nên đắp khăn ấm để làm tan máu tụ và giảm sưng.
- Ăn uống
Ngày đầu tiên, bệnh nhân ăn cháo loãng và uống sữa để tránh cho răng phải làm việc. Nên uống nhiều nước ép dâu tây, sữa đậu nành vì hỗ trợ rất tốt trong việc nhanh lành vết thương. 1 tuần sau khi nhổ răng, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Tránh ăn đồ quá cứng, quá lạnh, quá cay, nước có gas, rượu bia và các chất kích thích. Uống nhiều nước. Thói quen này sẽ giữ miệng ẩm ướt và giúp tránh được tình trạng viêm ổ răng khô và nhiễm trùng.
- Nghỉ ngơi
Sau khi nhổ răng, nên nghỉ ngơi trong 24 giờ, tránh làm việc quá sức. Tuyệt đối không cho tay hay bất cứ vật gì vào vị trí nhổ răng. Không mút, chép miệng, khạc nhổ.
- Đặc biệt là vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng:
Không nên đánh răng, súc miệng mạnh tại vùng phẫu thuật vào ngày đầu tiên sau nhổ. Hành động này có thể gây cản trở tiến trình bình phục và làm mọi thứ trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn viêm ổ răng khô hoặc nhiễm trùng. Súc miệng bằng nước muối loãng 0,9% thời gian đầu để vệ sinh khoang miệng sạch sẽ từ ngày thứ 2 trở đi.
Hạn chế chải răng trực tiếp lên vết thương khi chưa lành hoàn toàn. Chải răng nhẹ nhàng, đều khắp các mặt từ trong ra ngoài và chải theo chiều từ trên xuống.
Tóm lại, chăm sóc sau khi nhổ răng khôn có vai trò quan trọng, giúp vết thương nhanh lành hơn, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Đồng thời, tới ngay các cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở răng miệng để chủ động phòng và điều trị, ngăn chặn biến chứng xảy ra.