- Điều trị cho trường hợp khẩn cấp:
+ Gồm những trường hợp bị áp xe niêm mạc hoặc lợi với các biểu hiện đặc trưng là tình trạng sưng đỏ và đau ở niêm mạc, sờ vào lợi thấy hiện tượng phập phồng.
+ Việc sử dụng thuốc chống viêm và kháng sinh có thể giúp khỏi ổ mủ tạm thời nhưng bệnh không chấm dứt mà còn tiến triển mạn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát có cơn cấp tính rồi cứ thế tái diễn theo chu kỳ và trở nên trầm trọng.
- Điều trị không cần phẫu thuật:
+ Tiến hành chỉnh sửa hoặc thay thế miếng trám kết hợp với phục hình nha khoa.
+ Nếu không thể giữ được răng, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ có đánh giá cụ thể để chỉ định răng cần nhổ.
+ Có biện pháp cố định cho chân răng lung lay.
+ Cạo cao răng và xử lý phần gốc răng.
+ Dùng thuốc sát khuẩn và thuốc chống viêm để chấm vào răng.
– Điều trị bằng phẫu thuật:
Phương pháp này chỉ áp dụng khi đã thực hiện điều trị thông thường nhưng không có đáp ứng. Thường thì bác sĩ nha khoa sẽ lựa chọn một trong các hình thức sau:
+ Loại bỏ túi nha chu: tác dụng của phương pháp này là làm giảm độ sâu của túi nha chu nhờ đó mà việc vệ sinh làm sạch mảng bám trở nên dễ hơn.
+ Tái tạo: nếu túi nha chu sâu và có quá nhiều vi khuẩn sẽ làm tiêu hủy thêm xương và mô nha chu, răng bị lung lay với mức độ nghiêm trọng. Sau phẫu thuật sẽ đạt được kết quả là phần xương và mô nha chu được tái tạo lại.
+ Ghép mô mềm: áp dụng với trường hợp chân răng bị lộ do tụt lợi. Phẫu thuật có khả năng phục hồi hư hại, chấm dứt tái phát tụt lợi làm phá hủy mô lợi cùng tổ chức xương xung quanh răng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật sao cho giảm được tình trạng ê buốt mà vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa ở viền lợi.
– Điều trị duy trì:
Sau khi đã được điều trị tích cực và bệnh đã ổn định thì bệnh nhân sẽ được hẹn lịch kiểm tra, theo dõi định kỳ kết hợp với điều trị duy trì để ngăn ngừa và kiểm soát tốt nhất nguy cơ bệnh tái diễn.