Mất răng số 6 và các phương pháp điều trị
Răng số 6 là răng hàm lớn thứ nhất trên cung hàm có chức năng quan trọng trong ăn nhai. Vậy khi mất răng số 6 điều gì sẽ xảy ra và các hướng điều trị sẽ như thế nào? Hãy cùng nha khoa AI DENTIS tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Hậu quả của mất răng số 6
Khi mất răng số 6 lâu năm có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Hậu quả không chỉ làm giảm chức năng ăn nhai mà còn yếu các răng lân cận gây xô lệch răng, tiêu xương hàm,…
Chức năng quan trọng của răng số 6 trong quá trình ăn nhai thức ăn không thể bỏ qua. Việc mất nó có thể làm suy giảm đáng kể chức năng ăn nhai của bạn. Thức ăn không được tiền xử lý kỹ trước khi tiếp tục vào hệ tiêu hóa có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số người khi bị mất răng sẽ chỉ chọn thức ăn mềm hoặc uống thức ăn lỏng, điều này có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng.
Mất răng số 6 có thể gây ra hiện tượng tiêu biến xương hàm, một quá trình mà xương hàm tại vị trí mất răng sẽ dần mất đi khả năng chống lại lực nhai. Sau khoảng 3 tháng mất răng, chiều cao và chiều rộng xương hàm ở vị trí đó đã giảm tới 25%. Mất răng và tiêu xương có thể làm biến dạng khuôn mặt. Nếu không có sự thay thế răng 6 mất lâu ngày sẽ khiến bạn bị hóp và trở nên già hơn so với tuổi thật.
Ngoài ra, việc mất răng số 6 cũng có thể tác động đến sự sắp xếp của các răng xung quanh. Các răng lân cận có thể di chuyển, nghiêng lệch tới khoảng trống do răng số 6 mất đi, và các răng đối diện cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ, nếu răng số 6 hàm dưới bị mất, răng số 6 hàm trên có thể bắt đầu trồi xuống. Những thay đổi này có thể làm cho khớp cắn bị xô lệch và gây đau mỏi hàm dẫn đến viêm khớp thái dương hàm (TMJ).
2. Phương pháp điều trị khi bị mất răng số 6
Hiện nay, có ba phương pháp phục hình răng số 6 bị mất phổ biến đang được nhiều người sử dụng là: hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant và chỉnh nha. Mỗi phương pháp này đều có những ưu và nhược điểm riêng.
2.1.Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là một phương pháp truyền thống, sử dụng một khung hàm có thể tháo lắp và răng giả phía trên. Khung hàm này thường được làm từ nhựa dẻo hoặc nhựa cứng và được tạo hình để vừa vặn chặt với cung hàm. Phần răng giả có thể làm từ nhựa hoặc kim loại, với hình dáng và màu sắc giống với răng thật. Hai phần này được kết hợp lại với nhau để tạo thành một bộ răng hoàn chỉnh.
Ưu điểm:
Chi phí vừa phải, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số đông.
Chất liệu của hàm giả an toàn, không gây kích ứng cho niêm mạc miệng.
Hàm giả có thể dễ dàng tháo lắp, giúp việc vệ sinh trở nên tiện lợi.
Nhược điểm:
Khả năng nhai bị hạn chế, không chịu được lực nhai mạnh. Theo thời gian, hàm giả có thể trở nên lỏng lẻo và gây khó khăn trong việc sử dụng.
Tính thẩm mỹ không cao do các móc kim loại có thể lòi ra bên ngoài, làm mất đi vẻ tự nhiên của răng.
Hàm giả truyền lực không sinh lý lên lợi nên vẫn tiêu xương
Như vậy, hàm giả tháo lắp có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và người bệnh cần xem xét kỹ trước khi quyết định áp dụng phương pháp này.
2.2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ (trồng răng bắc cầu) là một trong ba phương pháp phục hình răng số 6. Trong quá trình này, các bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện mài nhỏ một chút ở răng số 7 và răng số 5 để tạo ra các trụ hỗ trợ cho cầu răng sứ phía trên. Cầu răng sứ thường bao gồm ba mão sứ được kết nối với nhau, với mão ở giữa thay thế cho răng bị mất.
Ưu điểm:
Quy trình mài cầu nhanh chóng, bạn chỉ cần một vài lần đến nha khoa, mỗi lần trong khoảng một giờ để có một bộ răng mới hoàn chỉnh.
Cầu răng sứ có màu sắc trắng tự nhiên và hình dáng giống răng thật, giúp nâng cao tính thẩm mỹ.
Khôi phục chức năng ăn nhai tốt hơn so với hàm giả tháo lắp.
Nhược điểm:
Xương hàm có thể tiêu biến sau mất răng, gây tụt nướu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Phương pháp này đòi hỏi mức độ xâm lấn cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của các răng lân cận.
2.3. Cấy ghép Implant
Ngoài hai phương pháp trên, cấy ghép Implant cũng là một phương pháp phục hình răng tiên tiến. Các bác sĩ sẽ đặt trụ răng xuống xương hàm để thay thế chân răng thật. Sau khi trụ răng đã tích hợp với mô nướu, mão sứ sẽ được gắn lên thông qua các khớp nối Abutment.
Ưu điểm:
Mão sứ gắn lên trụ Implant có tính thẩm mỹ cao.
Ngăn chặn tiêu biến xương hàm sau khi mất răng và không gây xâm lấn đối với cấu trúc của các răng khác trên cung hàm.
Bạn có thể ăn nhai thoải mái mà không cần phải kiêng quá nhiều như hai phương pháp khác.
Nếu được chăm sóc đúng cách, cấy ghép răng Implant có thể duy trì hiệu quả suốt đời.
Nhược điểm:
Quy trình kéo dài, thường mất từ 4 đến 6 tháng để trụ răng tích hợp với xương hàm.
Một số trường hợp chống chỉ định như: viêm quanh răng đang tiến triển, sử dụng thuốc chống loãng xương liên tục
Chi phí thường cao hơn so với các phương pháp truyền thống khác.
3. Phục hình răng số 6 có đau không?
Trong cả 3 phương pháp phục hình răng trên, không có cảm giác đau nhức trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cảm nhận về đau đớn có thể thay đổi tùy thuộc vào từng phương pháp cụ thể:
Hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp trồng răng số 6 không gây đau nhức cả trước và sau khi thực hiện. Bác sĩ chỉ cần lấy dấu răng để làm hàm giả mà không can thiệp đến cấu trúc răng hay xương hàm.
Cầu răng sứ: Trong trường hợp này, do có tác động tới men răng, bạn có thể cảm thấy một chút ê buốt và đau nhức sau khi làm răng bắc cầu. Đối với những người có răng nhạy cảm, cảm giác này có thể nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bằng cách tuân thủ quy trình vệ sinh răng miệng và theo dõi hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng đau nhức thường sẽ giảm dần và không gây quá nhiều phiền toái.
Trồng răng Implant: Sau khi trụ Implant được cắm vào xương hàm, bạn có thể trải qua một giai đoạn đau đớn, đặc biệt là sau khi can thiệp trực tiếp vào xương hàm. Tuy nhiên, bằng cách tuân thủ việc sử dụng thuốc và làm sạch vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ, cảm giác đau đớn thường sẽ biến mất sau khoảng 4 – 7 ngày.
Như vậy, dù có sự cảm nhận về đau đớn tùy thuộc vào từng phương pháp, quy trình trồng răng số 6 thường không gây ra đau đớn đáng lo ngại và tất cả đều có khả năng kiểm soát và giảm bớt cảm giác không mong muốn này.
Qua bài viết này, nha khoa AI DENTIS đã cung cấp các phương pháp điều trị khi bị mất răng số 6. Hi vọng các bạn đã hiểu hơn về tác hại và hướng điều trị khi bị mất răng. Hãy đến nha khoa thăm khám sớm nhất để có hướng điều trị tốt nhất. Nếu có các vấn đề về sức khỏe răng miệng hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe răng miệng, Quý khách vui lòng liên hệ 084 383 9986 hoặc fanpage Nha khoa AI DentiS: để được đặt lịch hẹn sớm nhất.